Chúng ta không thể bắt thời gian ngưng đọng lại, hoặc là quay ngược thời gian, hay đi tới tương lai là điều không thể, điều đó chỉ có trong những bộ phim khoa học viễn tưởng. Dù bạn là Tổng thống, CEO của tập đoàn lớn trên thế giới hay bạn chỉ là một nhân viên văn phòng, một người shipper thì chúng ta đều có 24 giờ/ngày như nhau, không ai hơn ai một giây nào.
Có ai thấy cuộc sống này đâu đâu cũng đầy rẫy những bất công không??? Nào là có người cao ơi là cao, có người khoẻ ơi là khỏe, lại có người giỏi ơi là giỏi, cực kỳ nhanh nhạy, họ lại giàu ơi là giàu…
Ahuhu, à mà Ahihi
Nhưng! Có một thứ rất công bằng với tất cả mọi người, ai cũng phải chịu tác động và không thể nào thay đổi được. Đó là THỜI GIAN!!
Chúng ta không thể bắt thời gian ngưng đọng lại, hoặc là quay ngược thời gian, hay đi tới tương lai là điều không thể, điều đó chỉ có trong những bộ phim khoa học viễn tưởng. Dù bạn là Tổng thống, CEO của tập đoàn lớn trên thế giới hay bạn chỉ là một nhân viên văn phòng, một người shipper thì chúng ta đều có 24 giờ/ngày như nhau, không ai hơn ai một giây nào.
Do đó, nếu ai tận dụng được quỹ thời gian hữu hạn này, người đó sẽ thành công, hay ít ra, người đó sẽ có chất lượng cuộc sống rất tốt.
Những người thành công trên thế giới đều là những bậc thầy trong việc sử dụng thời gian, họ tối ưu 24h/ngày một cách rất khoa học, hiệu quả, tận dụng từng giây, từng phút và đây chính là sự khác biệt của họ, đối với họ thời gian là quan trọng nhất.
Họ đa phần sẽ tối giản cuộc sống, không bận tâm nhiều đến trang phục, ăn mặc và các vật dụng xung quanh, họ muốn dành hết thời gian và năng lượng cho công việc, gia đình và bản thân; không muốn tiêu tốn thời gian vào những việc vô bổ.
Nói dông nói dài vầy cốt chỉ để giới thiệu, chia sẻ với mọi người 1 cách tối ưu hóa thời gian hơi bị "sang" ^^ Dựa trên 1 quy luật rất nổi tiếng của Vilfredo Pareto , đó là quy luật Thiểu Số Quan Trọng- Quy luật 80/20.
Quy luật 80/20 là gì?
Việc đúc kết nguyên tắc thú vị này được thực hiện vào thế kỷ thứ 19, từ việc Nhà kinh tế người Ý tên là Vilfredo Pareto quan sát vườn đậu nhà mình hàng năm và thấy, khoảng 20% số cây đậu Hà Lan ông trồng trong vườn cho ra đến 80% hạt đậu thu hoạch được. Cùng thời điểm đó, khi nghiên cứu về kinh tế vĩ mô, Pareto lại phát hiện ra rằng 80% của cải và thu nhập của nước Ý được kiểm soát chỉ bởi 20% dân số.
Bị thu hút bởi phát hiện mới mẻ này, ông bắt đầu nghiên cứu, thống kê ở nhiều nước khác và ngạc nhiên khi thấy sự phân bổ tương tự. Và quy tắc 80/20 này cũng đúng trong hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống.
Chúng ta có thể hiểu đơn giản quy tắc này nếu nhìn vào trong các ví dụ sau:
Ví dụ:
80% lợi nhuận của công ty đến từ 20% khách hàng, 80% các vấn đề là do 20% nguyên nhân gây ra. 80% các vụ phạm pháp được gây ra bởi 20% tội phạm, 80% những người sử dụng phương tiện giao thông gây ra 20% tai nạn, 20% của các tấm thảm được 80% các bước chân giẫm lên, và 20% các quần áo của bạn được đem ra mặc trong 80% thời gian… ...vân vân và mây mây
Cụ thể ra một xíu nữa thì theo như quy luật này, chúng ta mất 19.2 giờ cho những việc không mang lại kết quả, nó là những việc như ngủ, ăn uống, đi lại, giao tiếp, đọc sách, xem phim, nghe nhạc…
Chúng ta chỉ còn 4,8 giờ chính thức để làm nên giá trị cuộc sống, nó nói cho chúng ta biết cần quý trọng cái gì, tập trung, đầu tư những gì cho thật hiệu quả....
Vậy làm thế nào để chúng ta có thể áp dụng được nguyên tắc này trong quản lý thời gian?
Rất đơn giản, hãy tự hỏi mình: Điều gì là quan trọng nhất? Ưu tiên nhất?
Đây là điều quan trọng nhất để chúng ta có thể tối ưu hóa thời gian quý giá của mình. Thay vì vô thức làm những việc thường nhật như một thói quen, đang làm cái này lại quay sang làm cái khác, thử học cách đặt ưu tiên cho 1 hoặc 2 công việc quan trọng nhất, bắt buộc cần làm nhất, và tập trung vào đó. (Hãy nhớ, chỉ 1 hoặc 2, tối đa là 5 thôi nhé)
Đừng mất thời gian cho những việc không nằm trong mục tiêu của chúng ta. Cân nhắc kỹ lưỡng để sự nỗ lực, thời gian và năng lượng chúng ta bỏ ra để tập trung chủ yếu vào những điều thực sự quan trọng.
Tương tự trong cuộc sống, cũng chỉ cần tự mình trả lời những câu hỏi kiểu như: Bạn dành 20% thời gian của mình vào việc gì có thể mang lại cho bạn 80% hạnh phúc? 20% số người giúp bạn cảm thấy 80% hạnh phúc khi ở cạnh họ, vậy họ là ai? 20% những bộ trang phục nào mà bạn mặc đến 80% thời gian?.....v.v..
Điều bất ngờ là những câu hỏi này rất dễ để trả lời và bạn không cần phải cân nhắc quá lâu để tìm được đáp án.
Khi đã xác định được, bạn có thể dễ dàng tập trung vào những điều này để cuộc sống của mình chất lượng hơn. Chẳng hạn, 80% số người bạn dành thời gian kết nối với họ chỉ khiến bạn cảm thấy được 20% hạnh phúc thì tốt nhất là không nên ở cạnh họ quá nhiều. Hay 80% bộ quần áo mà bạn chỉ mặc khoảng 20% thời gian trong cuộc đời thì tốt nhất là hãy bán đi hoặc dành tặng cho những người khác.
Chúng ta không nhất thiết phải áp dụng cứng nhắc nguyên tắc 80/20 vào cuộc sống. Tuy nhiên, hãy nghĩ về nó như một công cụ và một thấu kính để soi các khía cạnh của cuộc sống. Mục tiêu là để đơn giản hóa cuộc sống và dành thời gian cho những điều quý giá một cách khôn ngoan.
À nhỏ thêm một cái, thử nghĩ một chút về việc làm thế nào để bản thân mình sẽ trở thành 20% quan trọng của ai đó, của tập thể nào đó, cũng thú vị mà, phải không?