TOMOSIA của chúng ta với hầu như 100% đối tác là Nhật, vậy tại sao chúng ta không thử so sánh một chút về phong cách làm việc của hai nước Việt Nam và Nhật Bản.

1. Đúng giờ

​ Người Nhật rất nghiêm khắc với bản thân về chuyện giờ giấc. Không chỉ đúng giờ trong công việc mà với mọi hình thức trong cuộc sống hàng ngày. Luôn phải đến sớm hơn ít nhất 5~10p là luật bất thành văn ở Nhật, được coi là văn hoá tối thiểu. ​ Tuy nhiên đối với Việt Nam việc chậm 5~10p được coi là khá bình thường, dường như việc cao su thời gian đã thành thói quen, nếp sống. Đúng giờ

2. Mối quan hệ giữa đồng nghiệp

Ở nhật rất quan trọng mối quan hệ thứ bậc, văn hoá tiền bối hậu bối. Tiền bối ở đây không hẳn là những người lớn tuổi hơn bạn, mà là người đi trước vào công ty trước bạn. Bạn có thể sẽ ngạc nhiên thấy lạ khi thấy một người lớn tuổi luôn cư xử lễ phép dạ vâng đối với người ít tuổi hơn. Đối với hậu bối phải tôn trọng lắng nghe ý kiến của những người đi trước. ​ Ở Việt Nam thì khác đối với quan hệ đồng nghiệp đơn giản thoả mái hơn, không rườm rà, mọi người đều có sự tôn trọng đối với người lớn tuổi hơn, học hỏi các kinh nghiệm của người đi trước tuy nhiên không phải gò bó khuân phép như ở Nhật nên đối với người trẻ Việt có thể tự do đưa ra ý kiến sáng tạo các phương pháp mới. Mối quan hệ giữa đồng nghiệp

3. Nói giảm, nói tránh

Người Nhật luôn có 2 mặt, che giấu cảm xúc thật sự của bản thân, hạn chế từ chối thẳng thừng cho dù họ không thích không đồng tình thì cũng không từ chối hay phê phán trực tiếp. Họ luôn nói giảm nói tránh để hạn chế tối đa sự tổn thương mất lòng cho đối phương, không thể hiện quá nhiều cảm xúc ra bên ngoài. Ngược lại đối với người Việt Nam thì khá là thẳng thắn, luôn nêu rõ quan điểm của mình. ​

4. Tính tập thể

​ Học sinh ở Nhật từ mẫu giáo đến cấp 3 đều có đồng phục, trăm người như một để tránh sự phân biệt giữa các học sinh giúp họ bình đẳng với nhau. Họ không thích sự nổi bật giữa đám đông, kể cả khi đi phỏng vấn cũng luôn theo một khuân mẫu chung: mặc vest đen hoặc ghi, đi giày đen, cùng kiểu tóc để không mất thời gian chú ý ngoại hình lẫn nhau mà tập chung vào năng lực. Trong công ty Nhật luôn đề cao tính tập thể, họ đề cao việc trao đổi, chia sẻ kiến thức và cùng nhau giải quyết vấn đề, họ luôn quan niệm thành công không phải do cá nhân mà do sự cố gắng đoàn kết của cả một tập thể. Luôn đặt lợi ích chung của cả tập thể lên hàng đầu. ​

Ngược lại ở Việt Nam vẫn thường mang tính lợi ích cá nhân, ngày nay ở một số công ty cũng đã đề cao tinh thần teamwork trong công việc nhưng vẫn còn hạn chế. ​

5. Lập kế hoạch

​ Người Nhật không chỉ lập kế hoạch cho công việc mà ngay cả vấn đề đi chơi họ cũng lập kế hoạch đi ngày nào, giờ nào, làm những gì trong thời gian bao lâu. Việc họ lên kế hoạch rõ ràng như vậy sẽ giúp người Nhật quản lí tốt được công việc và thời gian một cách dễ dàng. Tuy nhiên, khi có một sự thay đổi nào gấp gáp và những công việc không có thời hạn kết thúc thì họ lại bị lúng túng và khó khăn trong việc sắp xếp lại công việc. ​

Ngược lại với người Nhật thì người Việt khá tốt trong việc thích ứng với sự thay đổi đột ngột và giải quyết những công việc không có thời hạn cụ thể. Thế nhưng, người Việt lại thường thực hiện công việc vào sát deadline, không có kế hoạch trước hoặc có nhưng lại không tuân thủ theo tiến độ. ​

Ví dụ: Nếu có một công việc đề ra trong vòng 2 tuần thì người Nhật sẽ cố gắng hoàn thành kế hoạch trong vòng 1 tuần đầu và tuần còn lại là khoảng thời gian xem xét và chỉnh sửa, hoàn thành công việc. Còn người Việt sẽ không cố gắng hoàn thành kế hoạch trong vòng 1 tuần đầu mà sẽ kéo dài cố gắng hoàn thành trong tuần thứ 2.
Mỗi nước có một văn hoá riêng có ưu điểm và nhược điểm khác nhau. Chúng ta cùng học hỏi điểm tốt khắc phục những điểm hạn chế để cùng nhau phát triển. ​

Trên đây là những so sánh mang tính cá nhân của bản thân bằng kinh nghiệm ít ỏi sống ở Nhật rất mong nhận được sự góp ý của mọi người.


Quyên Đỗ